• Giới thiệu
  • Liên hệ
Thứ Tư, 27/09/2023,
Bất động sản công nghiệp Việt Nam
Niên giám Khu công nghiệp Việt Nam
  • CỤM CÔNG NGHIỆP
  • KHU CÔNG NGHIỆP
  • KHU KINH TẾ
  • DỰ ÁN
  • TIN TỨC
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • SỰ KIỆN
      • Bất động sản công nghiệp Việt Nam lần I
      • Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam lần II
  • GÓC NHÌN CHUYÊN GIA
No Result
View All Result
  • CỤM CÔNG NGHIỆP
  • KHU CÔNG NGHIỆP
  • KHU KINH TẾ
  • DỰ ÁN
  • TIN TỨC
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • SỰ KIỆN
      • Bất động sản công nghiệp Việt Nam lần I
      • Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam lần II
  • GÓC NHÌN CHUYÊN GIA
No Result
View All Result
Bất động sản công nghiệp Việt Nam
No Result
View All Result
Home TIN TỨC Thị trường

Khu vực phía Bắc còn 28 tỉnh, thành phố chưa khai thác hết tiềm năng công nghiệp, thương mại

15:01 13/10/2022
Reading Time: 9 mins read

Ngành Công thương đã và đang tiếp tục có những đóng góp rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.  Xét về mặt tổng quan, hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại của toàn khu vực vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế.

Vung Kinh Te Trong Diem Bac Bo Day Manh Lien Ket De Phat Trien But PhaKhu vực 28 tỉnh, thành phố phía Bắc có kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông tốt.

Ngày 23/9, tại Thanh Hóa, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị ngành Công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ VIII, năm 2022, nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành Công thương của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2021 và 9 tháng đầu năm 2022, đồng thời đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện những tháng cuối năm 2022 và giai đoạn tiếp theo.

Niên giám Khu công nghiệp Việt Nam Niên giám Khu công nghiệp Việt Nam Niên giám Khu công nghiệp Việt Nam

TÍNH KẾT NỐI VÙNG CHƯA CAO
Khu vực 28 tỉnh, thành phố phía Bắc chiếm 45% dân số cả nước, là khu vực có vị trí địa lý hết sức quan trọng, bao gồm toàn bộ 2 vùng kinh tế – xã hội Trung du và miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và một phần vùng Bắc Trung bộ (gồm 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Theo báo cáo của Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương), trong 9 tháng năm 2022, sản xuất công nghiệp của đa số các tỉnh trong khu vực tiếp tục tăng trưởng ở mức cao so với cùng kỳ.

21 tỉnh, thành phố có mức tăng trên 11%, cao hơn mức tăng của cả nước (dự kiến cả nước tăng 10,3%) đặc biệt có những tỉnh chỉ số sản xuất công nghiệp ở mức tăng trưởng trên 30% so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khu vực phía Bắc 9 tháng 2022 ước đạt 1.612,9 nghìn tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực phía Bắc 9 tháng 2022 ước đạt 160,87 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Đa số xuất khẩu của các tỉnh trong khu vực đều tăng so cùng kỳ.

Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ VIII.

Img 6025Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ VIII.

Tuy nhiên, phát biểu tại hội nghị, ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng xét về mặt tổng quan, hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ thương mại của toàn khu vực vẫn còn chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế.

Khoảng cách phát triển giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực vẫn còn tương đối lớn. Đây là những thách thức đặt ra với chúng ra trong thời gian tới trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cũng nhìn nhận, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Cụ thể, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của khu vực như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy… vẫn phụ thuộc nhiều vào linh kiện, phụ tùng nhập khẩu, khiến sản xuất còn bị động, chi phí cao…

Vốn đầu tư và năng suất lao động chưa ổn định, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại còn chậm, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh còn thấp, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu phần lớn phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao.

Việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn thấp nên hạn chế khả năng sản xuất sản phẩm dịch vụ có tính ưu việt, chất lượng và giá trị cao.

Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng thương mại được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ, tính kết nối chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đặc biệt ở các tỉnh còn khó khăn.

Vấn đề liên quan đến môi trường phòng chống cháy nổ, rác thải, nước thải, khí thải của các doanh nghiệp tại các khu, cụm công nghiệp vẫn cần tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý triệt để.

Công tác liên kết vùng còn nhiều hạn chế, nhất là các hoạt động phối hợp, hợp tác giữa các địa phương trong việc thu hút đầu tư theo hướng chuyên môn hóa để khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương tạo động lực cho phát triển của toàn vùng.

XÂY DỰNG CƠ CHẾ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI
Để khắc phục những tồn tại trên cũng như hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của ngành Công thương năm 2022, nhiều ý kiến đề xuất, Bộ, ngành và các tỉnh, thành trong khu vực cần tập trung thực hiện có hiệu quả những nhóm giải pháp mà Bộ Công Thương đã định hướng.

Trong đó, các các giải pháp trọng tâm, như: Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp, thương mại; tập trung đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, hoạt động thương mại; từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử; phát triển kết cấu hạ tầng thương mại…

Theo Thứ trưởng Đặng Hoàng An, ngành công thương tập trung hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh, thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tổ chức triển khai hiệu quả sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Ban hành các chiến lược, đề án phát triển các ngành công nghiệp, thương mại địa phương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, đồng thời tích hợp những nội dung này vào Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để triển khai thực hiện.

Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo, công nghiệp điện tử,..

Rà soát lại hiện trạng, nhu cầu để lập các phương án, nội dung quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp thương mại cho phù hợp, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với quy hoạch vùng, quy hoạch quốc gia; làm cơ sở tích hợp vào quy hoạch tỉnh, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện.

Mặt khác, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện giải phóng mặt bằng những dự án trọng điểm, cấp bách, tạo thuận lợi trong các thủ tục hành chính của các dự án trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên địa bàn.

Tiếp tục theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm của quốc gia, của địa phương, đảm bảo chất lượng và tiến độ quy định; tiếp tục kêu gọi các dự án phát triển công nghiệp có giá trị cao.

Đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xuất khẩu, kích cầu, kết nối tiêu thụ hàng hóa. Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thực hiện chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng liên kết, hội nhập và phát triển. Quan tâm hỗ trợ phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển du lịch.

Đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, xúc tiến xuất khẩu, tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết và thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm thị trường mới. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo ra các sản phẩm mới.

Tập trung xây dựng phát triển thương hiệu đối với các mặt hàng có thế mạnh của địa phương. Phối hợp với các Bộ, ngành xử lý tốt vấn đề về truy xuất nguồn gốc bảo đảm chất lượng hàng hóa đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu của các nước, tận dụng tốt các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo vneconomy

ShareTweetPin

Bài cùng chủ đề

17
Bất động sản

Bất động sản công nghiệp cuối năm 2023: “Thị trường bắt đầu có những tín hiệu tích cực”

14:57 25/09/2023
Photo1598658274962 15986582751461655363748
Bất động sản

Bắc Ninh có thêm 1 dự án bất động sản công nghiệp cao cấp

10:50 22/09/2023
Ndt Bds Kcn 1733
Bất động sản

Diễn biến mới tại 3 khu công nghiệp hơn 1.500 ha tại Thanh Hóa

10:41 22/09/2023
Crawl 20220506175231574
Bất động sản

Bất động sản công nghiệp duy trì tính hiệu khả quan

13:57 20/09/2023
Bds Cn 1651805181460590269564
Bất động sản

Yên Bái sẽ phát triển mới 4 khu công nghiệp, 16 cụm công nghiệp

11:45 20/09/2023
Img 8392 16100052653021817226311
Bất động sản

Chuyên gia tiết lộ đất nền khu vực tỉnh này bắt đầu “gợn sóng”

11:48 19/09/2023
Logo bất động sản công nghiệp việt nam h100

BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

  • Tầng 5, Tòa A, số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • Liên hệ: 098 333 5526
  • Hotline: 098.333.5526
  • Email: red.vnrea@gmail.com

Hệ thống thành viên

  • Trung tâm Phát triển Bất động sản
  • Kênh thông tin Xúc tiến đầu tư
  • Niên giám Khu công nghiệp
  • Sàn giao dịch Bất động sản Công nghiệp

Copyright © 2023 Bất Động Sản Công Nghiệp Việt Nam

No Result
View All Result
  • CỤM CÔNG NGHIỆP
  • KHU CÔNG NGHIỆP
  • KHU KINH TẾ
  • DỰ ÁN
  • TIN TỨC
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • SỰ KIỆN
      • Bất động sản công nghiệp Việt Nam lần I
      • Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam lần II
  • GÓC NHÌN CHUYÊN GIA

Copyright © 2023 Bất Động Sản Công Nghiệp Việt Nam