Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Đắc, là đô thị quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội. Nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Bắc Giang là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận – trung chuyển hàng hóa của vùng thủ đô Hà Nội. Cùng với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh về cơ sở hạ tầng cũng như việc tập trung quy hoạch, phát triển và kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp, thị trường bất động sản công nghiệp Bắc Giang ngày càng trở nên sôi động.
Tiềm lực cho sự phát triển của Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Đắc, là đô thị quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội. Nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Bắc Giang là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận – trung chuyển hàng hóa của vùng thủ đô Hà Nội, là nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các Khu công nghiệp và xuất khẩu lao động phía Đông Bắc.
Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.460ha đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2020. Trong đó có 4 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là Đình Trám, Song Khê – Nội Hoàng, Vân Trung, Quang Châu và khu công nghiệp Hòa Phú đang trong quá trình đầu tư hạ tầng và chuẩn bị thu hút đầu tư.

Việc ồ ạt xuất hiện các nhà đầu tư cùng nguồn vốn ngoại và các khu – cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo nền tảng cho thị trường bất động sản công nghiệp Bắc Giang “khởi sắc” như hiện tại.
Cùng với chính sách thu hút đầu tư của tỉnh về cơ sở hạ tầng cũng như việc tập trung quy hoạch, phát triển và kêu gọi đầu tư vào khu công nghiệp, thị trường bất động sản công nghiệp Bắc Giang ngày càng trở nên sôi động.
Trước tiềm năng về sự phát triển mạnh mẽ, bất động sản công nghiệp Bắc Giang đã và đang “lọt” vào “mắt xanh” của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sự bùng nổ của “miền đất hứa”
Hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 04 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động với tổng diện tích quy hoạch 1.063ha, bao gồm: (1) KCN Đình Trám với diện tích 127ha, đã hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư được 138 dự án, đã lấp đầy đất công nghiệp theo quy hoạch. (2) KCN Song Khê – Nội Hoàng diện tích 158,7 ha, đã cơ bản hoàn thành hệ thống hạ tầng toàn KCN, thu hút được 46 dự án, lấp đầy 56,3% diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch. (3) KCN Quang Châu: diện tích 426ha, đã giải phóng mặt bằng được khoảng 74,6% diện tích theo quy hoạch; đầu tư có bản hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải…) trên phần diện tích đã san lấp; thu hút được 24 dự án, lấp đầy 49 % diện tích đất công nghiệp theo quy hoạch. (4) KCN Vân Trung được đầu tư hạ tầng bởi 02 doanh nghiệp là Công ty TNHH Fugiang (237ha và Công ty TNHH S&G tại KCN Vân Trung (113ha); hiện nay đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tỷ lệ lấp đầy đạt 55%.

Tính đến tháng 7/2018 Ban Quản lý các KCN đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 06 dự án trong đó có 02 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư mới là 10,8 triệu USD và 55,7 tỷ đồng; Cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 08 dự án, trong đó có 05 dự án tăng vốn, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 17,385 triệu USD; Lũy kế từ đầu năm đến nay Ban Quản lý các KCN đã cấp mới 37 dự án (trong đó có 34 dự án FDI) với số vốn đăng ký đạt 123,5 triệu USD và 65,7 tỷ đồng. Cấp điều chỉnh cho 69 dự án, trong đó có 28 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 302,3 triệu USD và 261 tỷ đồng.
Lũy kế đến nay, trong các KCN có 313 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp còn hiệu lực. Trong đó có 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 91 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư đăng ký là 3.066,5 triệu Đô la Mỹ và 7.677,3 tỷ đồng.
Những con số khả quan về tỷ lệ lấp đầy và số vốn đầu tư đã khiến giới đầu tư đánh giá cao tiềm lực nội tại từ thị trường bất động sản công nghiệp nằm ở vùng Đông Bắc này. Theo đó, Bắc Giang được xếp vào danh sách các thị trường bất động sản công nghiệp hấp dẫn và có tiềm năng phát triển nhất cùng với Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc; Hà Nam; Nam Định,…. Đây cũng được đánh giá là vùng đất vàng cho các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp khi quỹ đất còn lớn, biên độ tỷ suất lợi nhuận cao, chính sách thông thoáng từ tỉnh tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư.
Ông Shigeaki Hashimoto, Giám đốc Công ty TNHH Nichirin (Nhật Bản) cho biết: “Môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Giang rất tốt, thủ tục hành chính thông thoáng, nhanh gọn. Tôi đã chia sẻ những ưu điểm này với một số nhà đầu tư Nhật Bản. Vì thế, nhiều bạn bè của tôi cũng đến tìm kiến cơ hội đầu tư vào tỉnh”.
Với lợi thế quỹ đất còn nhiều, tài nguyên phong phú, vị trí thuận lợi, hạ tầng đồng bộ, chính sách thông thoáng,… Bắc Giang chính là thị trường tiềm năng và còn nhiều dư địa phát triển cho các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp tham gia vào trong tương lai tới./.